Đồng hồ cơ là loại đồng hồ đeo tay được săn đón và ưa chuộng trên khắp thế giới. Thế nhưng, việc sử dụng và bảo quản đúng cách không phải ai cũng biết. Cùng NamWatches tìm hiểu đồng hồ cơ được “chơi” như thế nào để được bền lâu.
1/ Đồng hồ cơ – Automatic
Sở dĩ nhiều người luôn gặp khó khăn trong việc sử dụng và bảo quản là do đồng hồ Automatic không chứa pin mà có cấu tạo từ các linh kiện cơ khí phức tạp và sản sinh năng lượng từ dây cót.
Đồng hồ cơ duy trì hoạt động dựa trên sự chuyển động của cánh tay và cót sẽ tự lên dây khi bánh đà (củ văng) xoay, hoặc ta có thể lên cót bằng tay (Hand Winding)
2/ Cách sử dụng đồng hồ cơ chuẩn nhất
Bạn cần đeo đồng hồ ít nhất 8 tiếng/ngày để duy trì trạng thái hoạt động liên tục của đồng hồ (thời lượng trữ cót tối đa dao động từ 38h và có thể lên đến 80h tùy vào từng bộ máy).
Luôn tháo đồng hồ ra khỏi tay rồi mới thực hiện thao tác lên cót tay hoặc chỉnh giờ (lưu ý này đúng với tất cả các loại đồng hồ)
Các nấc thông thường của núm xoay trên 1 chiếc đồng hồ:
- Nấc 0 (núm xoay ở trạng thái đóng): Ta có thể xoay núm hướng lên trên để lên cót bằng tay cho đồng hồ (khi đó sẽ phát ra âm thanh “rẹt rẹt”)
- Nấc 1 (nấc giữa): Thông thường dùng để chỉnh lịch ngày, thứ, moonphase,…
- Nấc 2 (nấc ngoài cùng): Dùng để chỉnh giờ.
Lưu ý quan trọng:
- Khi chỉnh giờ: Xoay núm sao cho KIM PHÚT luôn tiến về phía trước (xuôi theo chiều kim đồng hồ). Không được xoay KIM PHÚT đi lui ngược thời gian (ngược chiều kim đồng hồ) vì có thể làm hỏng bộ máy Automatic.
- Khi chỉnh lịch: Không được chỉnh lịch khi đồng hồ đang trong khoảng thời gian từ 9h tối đến 3h sáng. Vì đây là khoảng thời gian bộ lịch đang đc móc kéo qua ngày mới.
3/ Cách bảo quản đồng hồ cơ để được bền lâu
- Không đeo đồng hồ cơ khi chơi thể thao hoặc lao động nặng, vì mang trong mình 1 cỗ máy cơ khí nên đồng hồ cơ có độ chống sốc không cao bằng đồng hồ pin.
- Không để đồng hồ cơ gần các thiết bị điện tử có từ trường (như loa, tivi, tủ lạnh …), vì sẽ làm đồng hồ bị nhiễm từ, ảnh hưởng đến độ chính xác của bộ máy.
- Không chỉnh nút chỉnh giờ khi đồng hồ hoặc tay đang bị ướt.
- Để đồng hồ ở nơi khô ráo, thoáng khí. Không để đồng hồ ở nơi nhiệt độ thay đổi quá đột ngột.
- Không đeo đồng khi vào phòng xông hơi (tương tự là phòng tắm kín hơi 1 thời gian dài) hoặc để đồng hồ ngay dưới hướng gió máy điều hòa (máy lạnh) để tránh tình trạng đồng hồ bị hấp hơi nước.
- Tuân thủ đúng các hoạt động phù hợp với mức độ chống nước của từng loại đồng hồ.
- Đối với đồng hồ được mạ vàng PVD, không để lớp mạ tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất (nước hoa, xà phòng, chất tẩy rửa mạnh,…) để lớp mạ PVD bền bỉ theo thời gian.
Lưu ý: Từ mục thứ 3 đến mục thứ 7 cần áp dụng với tất cả các loại đồng hồ.
4/ Tham khảo những mẫu đồng hồ cơ Automatic chính hãng tại NamWatches